Bị chảy máu cam thường xuyên là bị bệnh gì?
Chảy máu cam là hiện tượng khá sẽ bắt gặp trong đời sống. Ước tính có khoảng 60% dân số bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. Bạn cũng có thể dễ dàng biị chảy máu cam nếu như thường xuyên ngoáy mũi. Tuy nhiên, nếu chảy máu cam thường xuyên, bạn cần cảnh giác cao độ bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lí đang tồn tại trong cơ thể bạn. Vậy, bạn có biết bị chảy máu cam thường xuyên là bị bệnh gì chưa?
Chảy máu cam do khá nhiều nguyên nhân gây ra, thông thường nhất là sự tổn thương niêm mạc mũi. Nếu việc chảy máu cam chỉ diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và lượng máu chảy ít thì hầu như không đáng lo ngại Trong trường hợp ngược lại, chảy máu cam có thể ẩn chứa trong mình nhiều căn bệnh.
Chảy máu cam thường xuyên là bị bệnh gì?
Cần nghi ngờ những bệnh lí sau đây khi bạn bị chảy máu cam thường xuyên:
1. Thiếu vitamin C
Khi thiếu vita min C, chúng ta thường bị khô da, dễ xuất huyết dưới da, cũng từ đó mà dễ chảy máu cam
2. Viêm mũi họng
Bệnh viêm mũi họng thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, khô lạnh, Sự tấn công của vi khuẩn trong trường hợp này đối với hệ mũi cũng sự ảnh hưởng của không khí thường làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương và chảy máu.
3. Viêm mũi cấp tính và mạn tính
Tình trạng chảy máu mũi trong trường hợp này cũng tương tự như bệnh viêm mũi họng. Chính vì thế, cần giữ ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp trước các biến cố thời tiết để ngăn chặn tình trạng chảy máu cam
4. Polyp mũi, lệch vách ngăn mũi
Các bệnh chứng này thường khiến niêm mạc mũi bị cọ sát và tổn thương dễ hơn tình trạng bình thường, từ đó gây chảy máu mũi thường xuyên.
5. Nhiễm trùng xoang/viêm xoang hoặc có khối u trong mũi
Nếu máu cam có màu đậm hoặc mùi hôi, thì có khả năng cao bạnh đang bị nhiễm trùng xoang hoặc có khối u trong mũi.
6. U xơ vùng mũi họng
Bệnh lí thường gặp ở trẻ em nam với triệu chứng ban đầu là chảy máu cam tái phát nhiều lần. Bệnh cũng đi kèm những biểu hiện khác như tắc mũi, ù tai.
7. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng cũng có biểu hiện là chảy máu cam. Vì thế chớ nen nghĩ chảy máu cam bình thường khi bạn có những vấn đề về họng và khoang miệng
8. Tăng huyết áp
Ở người lớn, tăng huyết áp thường có biểu hiện chứng mặt, chảy máu cam, xuất huyết não, suy tim.
9. Các bệnh lí tim mạch và máu như suy tim, giảm tiểu cầu, tối loạn đông máu Có thể nói, chảy máu cam là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí nguy cơ. Chính vì thế, khi chảy máu cam có tính thường xuyên, thăm khám, xác định bệnh lí nguyên nhân va chữa bệnh hiệu quả. Nhưng trước hết, bạn cần xác định cách đúng đắn để xử lí tại chỗ với hiện tượng này.
Cách xử lí tại chỗ khi bị chảy máu cam
Nhiều người thường cho rằng khi chảy máu cam, cần ngửa đầu về sau để ngăn chặn máu chảy, tuy nhiên, cách làm này không hề đúng và sẽ làm máu chảy xuống họng, có thể gây nhiễm trùng, đau bụng,… Cần nhớ thực hiện theo các bước sau:
- Xì mũi nhẹ để cụ máu đông do chảy máu cam trước đó ra ngoài,
- Ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phí trước để máu ra ngoài chứ không xuống họng. Đồng thời, dùng ngón cái và ngón tay trỏ bóp phần cánh mũi dưới lại để ngăn dòng máu ra khỏi mũi nhằm làm máu đông trong khoang mũi.
Chú ý không chỉ bịt một bên cánh mũi dù máu chỉ chảy một bên
- Nếu máu chảy xuống miệng, thì nhổ máu bình thường.
- Khoảng 10 phút một lần , hãy thử bỏ tay ra xem máu còn chảy nữa không. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì vẫn tiếp tục giữ tư thế bịt chặn máu như trước.
- Sau hai lần kiểm tra, nếu máu vẫn chảy, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để xử lí kịp thời và tìm hiểu đúng nguyên nhân để điều trị hiệu quả.
Cần tìm tới những cơ sở y tế chất lượng cao được trang bị các thiết bị hiện đại, đem lại hiệu quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng cùng đội ngũ y tế chuyên nghiệp chất lượng, phòng khám sẽ giúp bạn tìm hiểu đúng nguyên nhân bệnh và có cách điều trị hiệu quả tương ứng. Sau khi hết cơ chảy máu cam, bạn nên dành thời gian để nghĩ ngơi, tránh làm các công việc nặng, mất sức, ăn uống phù hợp đề phòng trường hợp các bệnh về máu hoặc lao lực, mất sức.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn bị chảy máu cam thường xuyên là bị bệnh gì, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác của bản thân để điều trị bệnh cách hiệu quả và đúng đắn.
Commentaires
Enregistrer un commentaire