Chảy máu cam nguyên nhân là gì?


Không khó để bắt gặp những người từng chảy máu cam, và có thể chính bạn cùng từng trong tình trạng này bởi trên 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi chảy máu cam nguyên nhân là gì mà khiến người người đều có khả năng bị như thế?

Các chuyên gia y tế cho biết, chảy máu cam là hiện tượng dễ xảy ra, nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe  của bạn đang trong trạng thái nguy hiểm, cố thể đang có những khối u nguy hiểm. Chính vì thế, tìm hiểu chảy máu cam nguyên nhân từ đâu sẽ giúp bạn nâng cao cảnh giác và có kế hoạch để đối phó với trường hợp này cách hiệu quả.


Những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu cam

Theo các bác sĩ chảy máu cam có thể bắt nguồn từ các nhóm nguyên nhân : tình trạng sức khỏe, các tổn thương hoặc kích ứng, phản ứng từ các loại thuốc.

Các tổn thương và kích ứng với mũi:

Những hành động, thói quen sau có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam trong nhóm này: 

- Thường xì mũi hoặc xì mũi quá mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi và gây chảy máu mũi.

- Ngoáy mũi và day mũi thường xuyên cũng tác động và thành mũi và vách ngăn mũi, làm mỏng thành mũi, khiến niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, chảy máu.

- Tác động từ vật cứng hoặc các tác động ngoại lực vào mũi, chấn thương mũi và sọ thường khiến chảy máu mũi trực tiếp.

- Tiếp xúc với một số loại hóa chất (như amoniac,… ) và hít phải với lượng nhiều, một số loại như thuốc lá thì cần thời gian hiều hơn để gây phản ứng chảy máu cam.

- Phẫu thuật đầu hoặc mũi để lại phản ứng phụ.

- Ở trong môi trường khí hậu khô mà không có những biện pháp giữ gìn cơ thể cũng như bảo vệ hệ hô hấp.

Là phản ứng trước kích thích từ thuốc:

- Một số thuốc chống viêm va làm loãng máu cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam như Aspirin, Warfarin, Clopidorel, Một số liệu pháp điều trị bổ sung như vitamin E, bạch quả,…

Chảy máu cam do mệt mỏi

- Sự căng thẳng, mệt mõi, lo lắng thường xuyên cũng khiến nguy cơ chảy máu cam gia tăng. Đặc biệt là tình trạng suy nghĩ, thức khuya thường xuyên.

Tình trạng sức khỏe:

Thông thường, những người trong các trạng thái hoặc bệnh lí sau thường dễ bị chảy máu cam: Huyết áp cao, phình động mạch cảnh, rối loạn mạch máu (máu khó đông, bệnh bạch cầu), thiếu can xi, có các khối u trong hoặc xung quanh mũi, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tự miễn và bệnh rối loạn miễn nhiễm, Bệnh Von Willebrand (loại bệnh rối loạn đông máu), các bệnh về hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lệch vách ngăn,… 

Các bệnh lí này có mức độ nguy hiểm khác nhau. Chính vì thế, không thể không đề phòng trước hiện tượng chảy máu cam.

Bên cạnh đó, một số trường hợp chảy máu cam là tự phát, không rõ nguyên nhân.

Cần làm gì trước hiện tượng chảy máu cam?


Khi chảy máu cam, hãy bình tĩnh giải quyết hiện tượng này theo cách trước mắt: Ngòi hoặc đứng, đầu hơi chúi về phía trước để ngăn máu chảy vào họng, dùng tay bóp chặt hai bên cạnh mũi, nếu máu tràn xuống khoang miệng thì nhổ bình thường. Tầm 15 phút một lần, hãy kiểm tra xem máu còn chảy không. Nếu chảy máu cam không ngừng sau 20' hãy đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được thăm khám nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Sau khi máu ngừng chảy, bạn có thể đặt một túi đá  cạnh mũi để giảm sưng đau. Nhớ tránh các hành động cũng như tránh xa và bảo vệ mũi cách hiệu quả trước các tác nhân gây chảy máu mũi nói trên.
Nếu chảy máu cam không phải là hiện tượng bất thường mà thường xuyên xảy ra, bạn nên đi thăm khám chuyên nghiệp để tìm đúng  nguyên nhân bệnh và điều trị bệnh cách hiệu quả.

Cần tìm tới cơ sở y tế với thiết bị hiện đại tối tân giúp nghiên cứu và xác định đúng nguyên nhân bệnh lí cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh điều trị chứng chảy máu cam cũng như các tình trạng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải cách phù hợp, hiệu quả và nhanh chóng nhất

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm chảy máu mũi nguyên nhân từ đâu để có cách phòng tránh hiện tượng này hiệu quả. Đồng thời, cũng cần lưu ý, chảy máu mũi có thể báo động tình trạng bệnh lí và sức khỏe của bạn. Vì thế, khi xảy ra hiện  tượng chảy máu mũi, nên đối phó hiệu quả và nên thăm khám chuyên nghiệp khi cần thiết. Mọi thông tin cần tham khảo thêm, mời bạn liên hệ với các chuyên gia y tế của chúng tôi để biết thêm chi tiết. 

Commentaires

Posts les plus consultés de ce blog

Thủng màng nhĩ có bị điếc không?

Nguyên nhân gây viêm tai giữa