Trẻ hay bị chảy máu cam phải làm sao
Trẻ con, do đôi khi mải chơi mà không để ý đến tình trạng chảy máu cam của mình, khiến máu chảy nhễ nhãi, mãi sau mới phát hiện ra đều khiến trẻ và người lớn giật mình lo sợ. Vậy, bạn có biết khi trẻ bị chảy máu cam phải làm sao chưa?
Chảy máu cam( hay còn gọi là chảy máu mũi, xuất huyết mũi) là hiện tượng máu chảy ra từ các mạch máu mũi xảy. Hiện tượng này phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là với trẻ em trong độ tuổi dưới 10 tuổi. Chảy máu cam ở trẻ rất phổ biến trong khoảng thời gian buổi sáng và không xác định rõ nguyên nhân. Trong đó, hầu hết nguyên nhân chảy máu ở trẻ là do chấn thương niêm mạc mũi. Khi trẻ có hiện tượng này, cha mẹ cần chú ý để xử lí đúng cách.
Trẻ hay bị chảy máu cam phải làm sao
Khi thấy hiện tượng máu đang chảy ra từ mũi trẻ hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau đây:
- Trấn an trẻ nhanh chóng để trẻ không lo lắng, tạo những hoạt động mạnh hơn.
- Cho trẻ xì mũi nhẹ để có thể loại bỏ các cục máu đông trong mũi. Nếu trẻ còn quá nhỏ thì bạn có thể bỏ qua bước này.
- Cho trẻ ngồi thẳng, hơi nghiêng đầu về phí trước để tránh tình trạng máu xuống khoang họng làm trẻ bị nôn và tiêu chảy. Cần chú ý tư thế này. Đặc biệt không để trẻ nằm hay ngửa đầu ra sau theo cách mà chúng ta vẫn tưởng là đúng.
- Chẹn 2 cánh mũi của trẻ bằng cách bóp chặt phần chóp mũi mềm của trẻ trong khoảng 10 phút. Nếu máu chảu xuống miệng, hãy hướng dẫn trẻ nhổ máu ra. Sau 10 phút nếu máu chưa ngừng chảy thì tiếp tục thực hiện bóp đầu mũi làm máu ngừng chảy. Sau khi máu ngừng chảy, hãy giúp trẻ xúc miệng, vệ sinh mũi, ngậm hoặc chườm đá để mạch máu mũi co và đông lại hiệu quả
Sau khoảng 2 lần kiểm tra mà máu vẫn chảy, bạn nên nhờ bác sĩ can thiệp y tế để có tác dụng tốt nhất.
Những việc cần làm sau khi trẻ bị chảy máu cam
- Cho trẻ nghỉ ngơi với các hình thức nhẹ nhàng như đọc sách, xem tranh,… tránh các hoạt động
mạnh trong ít nhất 2h.
- Loại trừ các đồ ăn nóng, tắm nóng của trẻ trong 24h.
- Theo dõi và kiểm soát không để trẻ ngoáy mũi, xì mũi trong 24h sau khi chảy máu cam.
- Đảm bảo trong vòng 1 tuần trẻ không bị hoạt động mạnh dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
- Chú ý chăm sóc mũi cho trẻ như việc làm ẩm niêm mạc mũi theo cách thích hợp
Chảy máu cam phải làm sao nếu trẻ có các bệnh lí nghiêm trọng?
Nhiều người không biết khi con cái bị chảy máu cam phải làm sao nếu như trẻ có cách bệnh nghiêm trọng từ trước. Thực tế, nếu bé có các vấn đề về sức khỏe, bạn cần chú ý sơ cứu tạm thời cho trẻ cách cẩn thận, đồng thời, liên lạc với bác sĩ riêng của bé để dược tư vấn, hoặc bạn cũng có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe bé cách kĩ lưỡng và cẩn thận
Các trường hợp cần đi khám bác sĩ bao gồm:
- Máu vẫn chảy sau khi sơ cứu.
- Thường xuyên chảy máu mũi.
- Lượng máu chảy quá nhiều.
- Chảy máu cam do chấn thương.
- Chảy máu cam về phía họng chứ không chảy về phí mũi trước.
- Chảy máu sam sau khi dùng thuốc.
- Trẻ có cách bệnh toàn thân như gan , thận, ….
- Trẻ yếu, chóng mặt
- Trẻ mới điều trị hóa trị .
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên các bác cha mẹ nên chú ý theo dõi con trẻ, chú ý các hiện tượng bất thường của bé bởi bé sẽ không ý thức tới những dấu hiệu sức khỏe của mình. Để điều trị cho bé cách phù hợp và hiệu quả. Lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang bị những thiết bị xét nghiệm, kiểm tra , điều trị tối tân hiện đại và có kết quả nhanh chóng để phù hợp với mọi thể trạng, kể cả thể trạng non nớt của trẻ. Các bác sĩ cũng linh động trong việc sử dụng phương pháp để điều trị cho trẻ cách an toàn và hiệu quả, phù hợp nhất.
Hi vọng, những thông tin trên đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm khi trẻ bị chảy máu cam phải làm sao để có các phương pháp đối phó với hiện tượng chảy máu cam tốt nhất cho con mình.
Commentaires
Enregistrer un commentaire